Câu hỏi:
Trả lời :
Chào bạn Ánh Quỳnh, cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với nha khoa Kim, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc “tại sao lại bị hôi miệng” một cách chi tiết, cụ thể như sau:
Hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp. Vậy tại sao lại bị hôi miệng, những nguyên nhân nào là thủ phạm gây ra căn bệnh này?
Đôi khi, chứng hôi miệng chỉ xuất hiện thoáng qua 1 hoặc vài lần, nhưng mọi người lại không để ý và chữa trị luôn. Chỉ đến khi bệnh hôi miệng bị tái phát, gây ra “mùi” khó chịu khi giao tiếp mọi người mới tìm đến nha sĩ. Tại sao lại bị hôi miệng, một số nguyên nhân gây ra hôi miệng mà bạn có thể gặp phải như sau:
- Do vệ sinh răng miệng không sạch, không đúng cách: Khi ăn xong, những mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ được tích tụ lại dần sinh ra vi khuẩn tấn công răng miệng, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Xem thêm: trị hôi miệng bằng dầu dừa
- Giữ vệ sinh răng miệng không tốt gây ra các bệnh lý như sâu răng, nha chu, nướu răng, nhiễm trùng nướu răng….
- Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.
- Đối với người dùng răng giả mà không vệ sinh sạch sẽ, lắp răng không khít cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
- Do khi ăn một số đồ thức ăn có mùi nồng như hành, tỏi, thức ăn nhiều chất béo… còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
- Miệng bị thiếu nước: khi lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Miệng khô dẫn đến việc tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.
- Bạn uống nhiều dược phẩm, hít thở bằng đường miệng trong thời gian dài, hút thuốc lá và không uống đủ nước mỗi ngày là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng.
- Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng: viêm xong, viêm phổi, trào ngược dạ dày../
Bệnh hôi miệng tuy không nguy hiểm đến tính mạnh và sức khỏe con người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lưowngj cuộc sống của người mắc phải, đo đó khi gặp phải chứng bệnh này, bạn cần có biện pháp chữa trị hiệu quả bằng cách:
- Khi phát hiện hơi thở có mùi, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 3 lần/ngày, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sau khi đảnh răng.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông tròn mềm để chải sạch răng và không gây tổn thương cho nướu, lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng có chứa nhiều flour làm chắc răng nhằm hạn chế sâu răng.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông tròn mềm để chải sạch răng và không gây tổn thương cho nướu và ít nhất 3 tháng phải thay bàn chải 1 lần nhé.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng: hành tỏi… hoặc không hút thuốc lá…
- Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh.
- Kịp thời chữa trị các căn bệnh của cơ thể dẫn đến hôi miệng như viêm xoang, viêm phổi và các bệnh về phổi, các bệnh về dạ dày,…
- Nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, làm sạch cao răng định kỳ 6 tháng/lần để giúp loại bỏ sạch các mảng bám trên răng.
Để xác định đúng tại sao lại bị hôi miệng ở trường hợp của bạn, bạn nên đến trung tâm nha khoa Kim để được nhận được câu trả lời chính xác nhất. Với các trường hợp hôi miệng do mảng bám, viêm nướu thì cách điều trị tốt nhất là lấy cao răng định kỳ bằng máy siêu âm Cavitron BP8.0 hoặc chăm sóc nha chu EMS. Cao răng sẽ được lấy sạch một cách hoàn toàn và triệt để, ngay cả những mảng bám cứng đầu dưới túi lợi.
Cám ơn bạn!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét