CÂU HỎI:
Chào bác sỹ Bệnh viện RHM Sài Gòn! Cháu bị móm khá nặng và hôm trước có đi khám thì bác sĩ bảo cháu cần phải phẫu thuật cắt hàm chữa móm. Cháu muốn chữa móm nhưng cũng rất sợ vì phải cắt xương hàm, không biết có nguy hiểm hay có để lại sẹo gì không ạ? (Lưu Lung Linh – Hà Nội)
TRẢ LỜI:
Chào bạn Lung Linh!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “
Phẫu thuật cắt hàm chữa móm có nguy hiểm không?” của bạn, Bệnh viện RHM Sài Gòn xin được giải đáp cụ thể như sau:
Với trường hợp hàm móm có hai kiểu điều trị chỉnh nha khác nhau là niềng răng và phẫu thuật.
- Niềng răng áp dụng cho trường hợp bị móm do răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hơn so với răng hàm trên.
- Phẫu thuật áp dụng khi bị móm do xương hàm dưới phát triển mạnh hơn và đưa ra quá mức do với xương hàm trên.
Như vậy, nếu cháu điều trị thì cần trải qua thăm khám và chụp phim để xác định cụ thể kiểu hô. Dựa trên kết quả này mới biết cháu cần niềng răng hay phẫu thuật. Nếu mức độ móm rất nặng nề thì khả năng móm hàm cao hơn vì móm do răng thường khó đạt mức dữ dội như cháu mô tả.
Phương pháp phẫu thuật cắt hàm chữa móm
PHẪU THUẬT CẮT CẮT HÀM CHỮA MÓM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Phẫu thuật cắt hàm chữa móm là cách điều trị duy nhất mang lại hiệu quả khi cháu bị móm do xương hàm. Phương pháp này cần trải qua giải phẫu cấu trúc hàm để bộc lộ xương mới có thể cân chỉnh lại xương hai hàm trên, dưới. Cho nên, nguy cơ của phẫu thuật cắt hàm chữa móm là tương đối. Nhưng cháu không nên quá lo lắng vì những nguy cơ này hoàn toàn có thể kiểm soát được tốt nhất.
Chỉ cần có bác sỹ giỏi đảm trách phẫu thuật cộng với hệ thống máy móc thiết bị phẫu thuật và chế độ hậu phẫu đảm bảo thì có thể yên tâm.
Đây là thực tế được đúc rút qua không ít ca điều trị phẫu thuật cắt xương hàm móm mà Bệnh viện RHM Sài Gòn đã thực hiện thành công. Bác sỹ phẫu thuật được đào tạo bài bản ở Pháp, có nhiều năm tu nghiệp và kinh nghiệm phẫu thuật thực tế cho rất nhiều bệnh nhân, chữa trị thành công không chỉ cho các trường hợp có vấn đề ở xương hàm mà còn chỉnh hình cả toàn khuôn mặt.
Hầu hết những tai biến phẫu thuật đều được khống chế tối đa. Hậu phẫu đảm bảo nên bệnh nhân liền thương nhanh chóng, thuận lợi.
Vì thế cháu có thể yên tâm khi điều trị tại Bệnh viện. Cũng đã có những bệnh nhân ở tuổi cháu trải qua phẫu thuật thành công. Tuy nhiên, muốn xác định đúng thời điểm có thể phẫu thuật cho trường hợp cụ thể của cháu thì cần phải thăm khám trực tiếp.
Nếu tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý gây cản trở cho phẫu thuật an toàn, khung hàm đã phát triển ổn định thì hoàn toàn có thể phẫu thuật ngay.
Chỉ khi đang bị các bệnh như máu không đông, tim mạch, huyết áp,… hoặc xương hàm vẫn chưa phát triển ổn định, độ nhô của xương hàm dưới vẫn chưa dừng lại thì sẽ được tư vấn dời lịch
phẫu thuật cắt hàm chữa móm sau đó.
Tốt nhất, cháu nên đến Bệnh viện RHM Sài Gòn cùng với bố mẹ để bác sỹ thăm khám và tư vấn thêm về hướng điều trị cụ thể nhé! Cảm ơn cháu đã tin tưởng!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét